Gia công, nghiên cứu, cung cấp nguyên liệu chuyên nghiệp!

Lanolin [Lanolin]

210,000 15,675,000 

Là một loạ dầu được chiết xuất từ cừu nó tương tự như những chất được tiết ra từ tuyến bã trên da của chúng ta. Tuy nhiên, nó không giống hẳn chất được tiết ra từ tuyến bã của người, vì không chứa chất béo trung tính. Đặc tính dưỡng ẩm, làm mềm da, khiến dầu này trở thành một thành phần hiệu quả trong việc chống khô da và tóc.

(1 đánh giá của khách hàng)
Xóa

Lanolin là gì?

  • Xuất xứ Australia
  • Tỷ lệ sử dụng 1-50%, hòa tan trong pha dầu đun nóng
  • Tỷ lệ sử dụng: Cho mỡ cừu vào các sản phẩm dưỡng da của bạn ở mức tối đa 5-10%
  • Công dụng chính: Dưỡng ẩm, làm lành da, ngăn ngừa nứt nẻ, khô da

Những ai yêu thích làm đẹp không còn xa lạ gì với cái tên Lanolin, hay còn gọi là mỡ cừu, tên tiếng anh là Wool Fax hay Wool Fat. Lanolin – mỡ cừu là chất được tiết ra từ các tuyến bã nhờn nằm ở giữa lớp da và lớp lông, có màu vàng, béo ngậy. Với cơ chế hoạt động như chất bôi trơn, lanolin rất được ưa chuộng trong giới mỹ phẩm, là một loại kem dưỡng ẩm tuyệt vời dành cho da trong những ngày đông hanh khô.

Nhờ vào đặc tính dưỡng da mà dầu lanolin được sử dụng như một chất làm mềm, giúp làm dịu da, tránh tình trạng khô da và mất nước của cho da. Theo nghiên cứu, thành phần này có thể làm giảm lượng mất nước qua da tới 20 đến 30%. Vì vậy, nó có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm cảm giác khô ráp hay da bị bong tróc.

Ở điều kiện thường, dầu lanolin có dạng sáp. Khi thoa lên da sẽ tạo thành một lớp dầu bao phủ đầu của tế bào biểu mô, nó được xem như là một màng chắn bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại. Vì thế, nó có thể giúp làm giảm sự thoát hơi nước của tế bào, giữ ẩm cho làn da mềm mại, ngăn chặn tình trạng da khô, bong tróc.

Công dụng của Lanolin trong mỹ phẩm

Trong ngành sản xuất mỹ phẩm, lanolin rất phổ biến dưới dàn dầu, kem được nhiều người yêu tích đặc biệt là những người có làn da khô ráp. Dầu nền lanolin trong mỹ phẩm có một số công dung như sau:

  • Dưỡng ẩm cho da: Trong loại dầu nền này có chứa nhiều axit béo cùng với nhiều dưỡng chất khác. Nó có công dụng làm giảm nứt nẻ môi, phát ban tã, da khô, ngứa da, vết cắt nhỏ, bỏng nhẹ và trầy xước. Giúp dưỡng ẩm và phục hồi da một cách hiệu quả, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn.
  • Chống lão hóa da: Lanolin giúp ngăn ngừa lão hóa da sớm, giúp bạn trẻ hóa làn da. Đặc biết, giúp ức chế sản sinh các sắc tố melanin, phòng ngừa hình thành các vết nám, thâm, đồi mồi,…
  • Làm mềm mượt tóc: Thành phần này được ứng dụng trong các sản phẩm tóc, nhờ khả năng giúp phục hồi tóc hư tổn, khô rối, gãy rụng. Mang lại cho bạn một mái tóc mềm mượt. 
  • Giảm nếp nhăn: Nhờ các thành phần chống lão hóa giúp loại dầu nào có khả năng chống lại nếp nhăn một cách hiệu quả. Nó sẽ mang lại một làn da căng mọng, giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn.
  • Dưỡng môi: Lanolin có thể xuyên qua hàng rào bảo vệ môi. Giúp cung cấp độ ẩm cho lớp da môi rất tốt. Nó thường được coi là an toàn cho trẻ sơ sinh bị nứt nẻ môi.
  • Giảm tình trạng núm vú bị nứt: Thành phần này có thể phục hồi độ ẩm và làm dịu núm vú bị nứt nẻ ở những người đang cho con bú. 
  • Làm dịu tổn thương da: Thành phần này sẽ giúp làm dịu những tổn thương da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu. Có thể thoa lanolin sau khi tránh mặt trời khoảng 1- 2 tiếng để làm giảm sự mất nước của làn da và cải thiện tình trạng cháy nắng.

Ứng dụng của Lanolin trong ngành mỹ phẩm

Nhờ đóng vai trò như chất làm mềm và giữ ẩm, có nghĩa là nó có khả năng làm chậm quá trình mất nước trên da. Bên cạnh đó, lanolin còn có thể tạo thành rào cản không gây bí tắc cho da. Khi sử dụng lên da sẽ không tạo cảm giác năng hay bếp dính khi thua. Vì vậy, thành phần này được ứng dụng trong ngành làm đẹp với các sản phẩm như:

  • Son dưỡng môi, son môi
  • Kem dưỡng da
  • Lotion, cream, serum, toner
  • Các dòng sữa rửa mặt
  • Dầu tẩy trang
  • Sơn móng tay
  • Kem chống nắng
  • Kem chống khô
  • Các sản phẩm chăm sóc tóc
  • Các sản phẩm liên quan khác

Lưu ý khi sử dụng Lanolin lên da

  • Đối với da nhờn: Nên thoa với 1 lượng ít hơn để tránh việc tiết dầu quá nhiều, gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Đối với da nhạy cảm: Nên thử nghiệm các phản ứng dị ứng trên 1 vùng da nhỏ. Để giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng lan rộng nếu bạn không may gặp phải.
  • Đối với làn da khô nứt nẻ: Những thành phần này khá dễ gây dị ứng và không được khuyến khích sử dụng cho làn da mụn. 
  • Tránh thoa lên các vùng nhạy cảm như mắt, bên trong khoang miệng/mũi và vùng âm đạo/bẹn. Trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Cần xem hướng dẫn sử dụng đối với các vùng da bị thương, vết thương hở, da bị kích ứng, trầy xước, hoặc vùng da mới cạo,…

Để biết thêm thông tin về nhà máy gia công mỹ phẩm, các nguyên liệu thuộc nhóm bơ và sáp, đặc biệt nguyên liệu Lecithin sáp đậu nành. Các bạn có thể liên hệ qua hotline: 0909 902 115 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí

Trọng lượng N/A
Khối lượng

, , ,

  1. truongvanlam1992

    Lanolin có dùng làm nguyên liệu làm son được không ạ?

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Updating…
  • Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.